Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong khi xây dựng và thiết lập tính bền vững của công ty trong khoảng thời gian nhất định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như nắm rõ cách xác định mục tiêu chi tiết, bạn hãy tham khảo những chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp chính là những mục tiêu mà chính doanh nghiệp đó đề ra, dự đoán sẽ đạt được trong khoảng thời gian xác định. Các mục tiêu này không nhất thiết phải cụ thể hay có các hành động chi tiết, chỉ cần kết quả cuối cùng đạt đến sự kỳ vọng mà doanh nghiệp mong muốn là được.

Để xác định mục tiêu kinh doanh, bạn cần phải nắm rõ các yếu tố cốt lõi và mang tính giá trị như: Sales – Doanh số, Share – Thị phần, Growth – Sự tăng trưởng, Lợi nhuận.
Các yếu tố này có thể đi theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Chính vì vậy, mục tiêu kinh doanh trong một vài trường hợp sẽ được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp hướng đến.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ có đường lối trong việc tăng hay giảm các chỉ số kinh tế, sự cạnh tranh… thông qua các cuộc khảo sát theo tuần, theo quý, theo năm (tùy thuộc vào thời gian mục tiêu của doanh nghiệp).
Đồng thời, bạn nên hiểu rằng, sự điều chỉnh mục tiêu kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc vào sự nhạy bén của người làm ra mục tiêu này. Yêu cầu người đó phải có tầm am hiểu cả về nội bộ doanh nghiệp lẫn thị trường bên ngoài thì mới có thể tạo ra một chiến lược thích hợp nhất.
Các yêu cầu quan trọng trong khi thiết lập mục tiêu kinh doanh
Xây dựng mục tiêu kinh doanh luôn là vấn đề đáng lo ngại của nhiều doanh nghiệp. Một mục tiêu kinh doanh đúng đắn cần phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản sau đây.

– Tính nhất quán: Các mục tiêu mới này không ảnh hưởng đến các mục tiêu đang tiến hành. Một mục tiêu có tính định hướng, chiến lược đúng đắn mới mang đến giá trị cuối cùng cao.
– Tính cụ thể: Yêu cầu mục tiêu phải đảm bảo tính cụ thể theo yếu tố “kiềng ba chân” đó là: Mục tiêu cụ thể, thời gian thực hiện và kết quả cuối cùng.
– Tính khả thi: Mục tiêu cần phải đảm bảo sát thực tế và có thể đạt được trong thời gian dự trù. Hạn chế các mục tiêu quá cao và khó có thể hoàn thành. Nắm bắt được điều này thì toàn bộ các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ không bị nản lòng trong khi thực hiện.
– Tính linh hoạt: Thực tế, môi trường kinh doanh luôn có sự biến đổi linh hoạt cho nên bạn luôn phải có sự thích ứng điều chỉnh nếu môi trường kinh doanh thay đổi.
Tính linh hoạt trong khi điều chỉnh mục tiêu chính là điều kiện cần để toàn bộ mục tiêu có thể hoàn thành đúng thời gian quy định. Đây là một yêu cầu cực kỳ quan trọng trong khi xây dựng mục tiêu mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
Cách xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả
Mục tiêu kinh doanh sẽ được phân thành kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn. Vấn đề này tùy thuộc vào sự định hướng của mỗi người tạo mục tiêu nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Cụ thể chi tiết vấn đề này như sau:
Cách xác định mục tiêu kinh doanh ngắn hạn
Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn đó là những mục tiêu mà doanh nghiệp có dự định hoàn thành trong vài tuần đến vài tháng. Việc xác định mục tiêu ngắn hạn cần các yếu tố như sau:

– Xác định rõ các mục tiêu cần được hoàn thành trong thời gian cụ thể. Để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, cần phải biến các mục tiêu dài hạn được hoàn thành trong thời gian ngắn hạn.
– Đừng quá ôm đồm quá nhiều mục tiêu, hãy chia ra thành các mục tiêu nhỏ để việc hoàn thành diễn ra trôi chảy và nhanh chóng.
– Luôn theo sát, đo lường tiến độ của các mục tiêu “con” trong mục tiêu “mẹ” để đảm bảo tính chính xác, hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp. Việc đo lường tiến độ này sẽ giúp bạn điều chỉnh được các vấn đề không hay hoàn toàn có thể xảy ra trong khi hoàn thành mục tiêu.
– Xác định số lượng cụ thể cho từng mục tiêu, hạn chế tối đa sử dụng các con số ước tính. Theo đánh giá khách quan, số lượng con số trong mục tiêu càng cụ thể thì mức độ thành công của mục tiêu càng cao.
– Điều chỉnh, phân công nhân viên doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu. Hãy luôn đảm bảo rằng, người đảm nhận thực hiện mục tiêu phải nhìn nhận, hiểu tường tận được những gì mà bản thân cần phải hoàn thành.
Việc xác định mục tiêu ngắn hạn nhìn chung không quá phức tạp, chỉ cần người tạo mục tiêu nắm được cốt lõi vấn đề và người được giao thấu hiểu được vấn đề thì mọi chuyện chắc chắn sẽ được hoàn thành đúng tiến độ.
Cách xác định mục tiêu kinh doanh dài hạn
So với việc xác định mục tiêu ngắn hạn thì xác định mục tiêu dài hạn khó khăn hơn. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn có thể giải quyết đến nơi đến chốn khi bạn nắm rõ được các vấn đề cơ bản như sau:

– Xác định được các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp muốn hướng đến trong một vài năm tới. Mục tiêu dài hạn có thể dao động trong khoảng 1-20 năm.
– Để đảm bảo có thể hoàn thành các mục tiêu trong thời gian quy định, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn. Bởi vì, các mục tiêu ngắn hạn không hoàn thành theo như kế hoạch thì thiết lập mục tiêu dài hạn là điều rất khó để có thể xảy ra.
– Luôn ưu tiên các mục tiêu kinh doanh dài hạn có tính chiến lược và tầm quan trọng trước. Thường xuyên theo dõi sự hoàn thành các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Việc tìm hiểu và xác định mục tiêu kinh doanh thực sự rất cần thiết trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để theo dõi thêm nhiều kiến thức hay ho.