Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Hầu hết các doanh nghiệp đều không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu của mọi khách hàng. Bởi lẽ đó mà họ luôn lựa chọn ra một phân khúc khách hàng để quan tâm cũng như phục vụ họ một cách chu đáo nhất theo chiến lược marketing riêng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu được khái niệm marketing s t p là gì và vai trò của marketing s t p trong kinh doanh.
Chiến lược marketing s t p là gì?
S t p trong marketing s t p chính là từ viết tắt của các chữ cái Segmentation, Targeting, Positioning. Mỗi từ sẽ mang một ý nghĩa riêng trong kinh doanh. Để hiểu được ý nghĩa của marketing s t p chúng ta cần phân tích khái niệm của từng từ.
Hiểu đơn giản, Marketing STP là hoạt động phân khúc thị trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu. Từ đó, có thể dễ dàng định vị sản phẩm của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Một định nghĩa cơ bản khác của Marketing, nếu tò mò bạn có thể xem tại đây :” Marketing là gì? Lịch sử và sự đặc biệt của Marketing“
Segmentation (phân khúc thị trường)
Trên thị trường luôn xuất hiện rất nhiều kiểu khách hàng và một doanh nghiệp dĩ nhiên không thể phục vụ tất cả nhu cầu của toàn bộ đối tượng khách hàng. Do đó, việc mà các chuyên gia marketing của doanh nghiệp cần làm là xác định được phân khúc khách hàng có thể mang tới lợi nhuận tối đa cho họ và đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Từ đó họ có thể đưa ra chiến lượng marketing một cách dễ dàng và hiệu quả.

Tùy vào từng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lượng marketing hợp lý. Chúng ta có thể phân khúc thị trường khách hàng dựa vào các yếu tố:
Phân khúc thị trường dựa vào địa lý
Hãy xác định đối tượng khách hàng của bạn đang sinh sống tại vùng thành thị hay nông thôn, ở thành phố lớn hay nhỏ. Bởi vì, đối tượng khách hàng ở các vị trí địa lý khác nhau sẽ có nhu cầu và sở thích mua hàng khác nhau. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược marketing cho nên mọi người nên lưu ý.
Phân khúc thị trường dựa vào hành vi của người tiêu dùng
Bạn nên lưu ý rằng, mỗi khách hàng sẽ có hành vi mua hàng khác nhau và rất khó để trùng lặp. Việc phân khúc thị trường dựa vào hành vi của người tiêu dùng sẽ gom được đối tượng khách hàng có hành vi mua giống nhau trong cùng một nhóm. Thông thường, tiêu chí gom nhóm này sẽ dựa vào sở thích mua hàng, tần suất mua hàng, lý do lựa chọn sản phẩm…
Phân khúc thị trường dựa vào nhân khẩu học-xã hội học
Việc phân khúc này sẽ giúp cho các hoạt động marketing nhắm đúng đối tượng khách hàng mà sản phẩm muốn giới thiệu. Phân khúc thị trường nhóm này dựa vào nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, thu nhập trung bình…
Phân khúc thị trường dựa vào đặc điểm tâm lý khách hàng
Tâm lý khách hàng của từng đối tượng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, có người muốn mua sản phẩm bởi vì quan tâm đến chất lượng, độ an toàn. Tuy nhiên có những người lựa chọn sản phẩm bởi vì thể hiện được sự đẳng cấp. Làm thế nào để nắm được tâm lý khách hàng mới là cái hay, cái giỏi của người làm marketing.
Việc phân khúc thị trường giúp cho các doanh nghiệp có thể phân chia nguồn lực hiệu quả. Từ đó tập trung phát triển thế mạnh và giá trị cốt lõi để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Dựa vào độ nhanh nhạy và sự thấu hiểu người dùng, ngay khi mới đặt chân vào thị trường Việt Nam, ông lớn OPPO hiểu được phân khúc 3-6 triệu đồng chính là đại diện phản ánh rõ nhất sức tiêu thụ trên thị trường. Do đó, OPPO tập trung cải thiện các sản phẩm tầm trung để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Targeting (lựa chọn thị trường mục tiêu)
Sau khi định vị được phân khúc thị trường để đầu tư doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định thị trường mục tiêu. Quá trình lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm việc phân tích sự hấp dẫn của từng phân khúc thị trường để lựa chọn được một hoặc nhiều thị trường để bắt đầu chiếm lĩnh.
Doanh nghiệp phải chọn lựa được thị trường mục tiêu một cách hợp lý. Từ đó mới có thể đưa ra được những chiến lược marketing thích hợp với phân khúc thị trường đó.

Làm thế nào để lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp?
Để lựa chọn được thị trường mục tiêu, bạn cần chú tâm vào hai bước cơ bản, đó là:
– Đánh giá được sứ hấp dẫn của mỗi đoạn thị trường.
– Lựa chọn đoạn thị trường phù hợp, có tiềm năng để làm thị trường mục tiêu.
Sức hấp dẫn của một đoạn thị trường được đo trên hai nền tảng chính đó là cơ hội và rủi ro khi đầu tư. Bên cạnh đó, bạn cần phải nhìn nhận được mục tiêu chiến lược, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên đoạn thị trường đó.
Đồng thời, đánh giá các đoạn thị trường còn dựa vào ba tiêu chí cơ bản: Sức hấp dẫn về cơ cấu thị trường; quy mô của doanh nghiệp với sự tăng trưởng; mục tiêu và khả năng của công ty, doanh nghiệp khi đầu tư.
Với các công ty có nguồn lực tài chính dồi dào cùng với đội ngũ nhân lực mạnh mẽ thì nên hướng đến lựa chọn thị trường đại trà để phục vụ tốt nhất. Còn đối với các doanh nghiệp có nguồn tài chính và đội ngũ nhân lực hạn chế thì nên lựa chọn cá nhân để phục vụ thị trường này với giá cao.
Chẳng hạn như: Starbucks Coffee chỉ cốt đánh vào phân khúc khách hàng là nhân viên văn phòng và người có thu nhập cao. Do đó, vị trí của họ luôn nằm tại các trung tâm đắc địa và những tòa nhà lớn để tiếp cận được khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, Gemini Coffee lại đánh vào thị trường cafe cho phân khúc khách hàng tầm trung, trẻ, phục vụ những loại đồ uống “ngon-bổ-rẻ”.
Định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning)
Sau khi đã lựa chọn lấn sân vào thị trường nào thì doanh nghiệp cũng cần phải tạo được sự khác biệt cho sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh, làm sao để sản phẩm được in sâu trong tâm trí khách hàng. Để đạt hiệu quả thì các doanh nghiệp cần vạch ra phương thức giới thiệu và chào hàng độc đáo. Trong marketing gọi là định vị sản phẩm (Positioning).
Định vị sản phẩm trên thị trường – Poisoning
Không chỉ đơn giản là tạo ấn tượng sản phẩm trong tâm chí khách hàng, Positioning còn đòi hỏi doanh nghiệp, công ty cần khuếch trương được điểm độc đáo, khác biệt của sản phẩm với khách hàng mục tiêu.
Việc định vị thương hiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực và xác định đúng chiến lược trong giới marketing mix hiện nay, tạo được lợi thế và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để định vị sản phẩm doanh nghiệp có thể dựa vào các chiến thuật sau:
- * Dựa vào thuộc tính sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
- * Dựa vào giá trị sản phẩm mang tới cho khách hàng.
- * Dựa vào phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, rất nhiều doanh nghiệp đã rất thành công trong khi thực hiện định vị sản phẩm trên thị trường. Ví dụ:
– Nhắc đến TH True Milk sẽ nghĩ ngay đến nguồn sữa tươi sạch.
– Nhắc đến Sunsilk sẽ nghĩ ngay đến mái tóc óng mượt.
– Nhắc đến Kinh Đô sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu bánh, kẹo thơm ngon, an toàn.
…
Thực tế, rất nhiều thương hiệu đã làm rất tốt việc định vị sản phẩm trên thị trường và mang đến nhiều hiệu quả, lợi nhuận.
Các hoạt động trọng tâm của Positioning
– Thiết kế hình ảnh cụ thể cho thương hiệu/sản phẩm để khách hàng có thể thấy và nhớ được bộ nhận diện thương hiệu.
– Đánh dấu vị thế sản phẩm trên thị trường mục tiêu đó.
– Tạo được sự khác biệt các sản phẩm doanh nghiệp bạn với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Những bước xây dựng Positioning cơ bản
– Bước 1: Dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thị trường mục tiêu.
– Bước 2: Xác định, lập biểu đồ định vị thị trường.
– Bước 3: Xây dựng phương án nhiều Positioning hợp lý.
– Bước 4: Soạn thảo, trình bày chương trình marketing mix để thực hiện hóa các Positioning lựa chọn.
Các bước xây dựng Positioning phải có sự liên kết, thống nhất với nhau thì mới mang được kết quả và hiệu quả công việc cao.
Vai trò của chiến lược marketing s t p trong doanh nghiệp là gì?
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bạn cỡ trung, không có gì ấn tượng hay khác biệt so với dòng sản phẩm cùng loại của đối thủ thì rất khó có thể thâm nhập sâu vào thị trường. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ ràng chiến lược marketing s t p phù hợp.
Sau đó, thông qua những dữ liệu thu thập được từ s t p marketing, bạn có thể xây dựng được các chiến lược marketing. Nhiệm vụ chính là để thu hút được sự chú ý của khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng một cách tốt nhất.

Nhờ đó, nhu cầu của người dùng sẽ được đáp ứng một cách tối đa. Doanh nghiệp sẽ thu hút được đông đảo khách hàng đồng thời tạo hiệu quả cao nhất có thể.
So sánh 2 dòng sản phẩm trong cùng một lĩnh vực là Nokia và Apple. Cách tiếp cận đối tượng khách hàng và quảng bá khác nhau đã khiến cho 2 bộ mặt Tập đoàn này thay đổi.
Trong khoảng thời gian 5 năm, từ một đế chế hoàng kim, Nokia dần trở nên tàn lụi và không được khách hàng đón nhận. Ngược lại, Apple lại có đường đi nước bước đúng đắn, phù hợp, xác định đúng đối tượng khách hàng để trở nên thành “ông hoàng” và được nhiều người săn đón.
Điều này chứng tỏ rằng, thành công của một doanh nghiệp, công ty ngoài việc dựa vào chất lượng, sự uy tín thì còn nhờ vào việc xây dựng chiến lược s t p marketing rõ ràng.
Hiểu được khái niệm marketing s t p là gì sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tải vững chắc. Từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả và gia tăng doanh số, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về marketing s t p cũng như vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh. Nắm chắc được marketing s t p sẽ mở ra cho bạn con đường thành công và phát triển trong tương lai.