Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Marketing là gì? Nếu gõ từ khóa này lên các trang tìm kiếm, bạn sẽ có được hàng trăm ngàn kết quả chỉ sau vài giây. Phần nhiều trong đó là những thuật ngữ đậm tính học thuật khó hiểu. Bài viết này sẽ không lặp lại những định nghĩa và diễn giải ấy. Thay vào đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tổng thể bức tranh thú vị đầy màu sắc mang tên marketing và những ví dụ thực tiễn trả lời cho câu hỏi thú vị không kém: Marketing là gì?

Marketing là gì? Marketing có từ bao giờ?
Marketing có lẽ là thuật ngữ được nhiều người quan tâm mấy năm gần đây. Nhưng thực tế, các hình thái của Marketing đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Có thể nói, Marketing xuất hiện cùng lúc các hoạt động buôn bán, thương mại, trao đổi hàng hóa của con người ra đời.
Người bán rau chọn được vị trí tốt trong chợ, cô ấy dùng chút nước để làm rau xanh và tươi hơn. Khéo léo nói chuyện với khách hàng, đồng thời cũng chấp nhận giá tiền mặc cả của người mua. Tưởng chừng đây là những hoạt động rất bình thường. Tuy nhiên như sẽ giải thích ở phần sau, người bán rau ở đây đã thực hiện thành công quá trình marketing với bốn yếu tố: giá cả, vị trí, sản phẩm, quan hệ bán hàng.

Ví dụ nhỏ trên chứng minh rằng Marketing luôn ở quanh ta, dẫu cho có thể bạn khi đó chưa thực sự hiểu Marketing là gì. Thắc mắc Marketing là gì chỉ được giải đáp khi người ta nhìn rõ được vai trò và đầu tư cho Marketing. Điều này xảy ra lúc các cuộc cách mạng tư bản phương Tây giành thắng lợi, tự do thương mại được dọn đường để phát triển.
Giáo sư Philip Kotler với cuốn sách kinh điển Marketing Management (xuất bản 1967), được coi là cha đẻ của lý thuyết Marketing hiện đại. Tuy nhiên khi ngược dòng lịch sử, nhiều chuyên gia thừa nhận rằng người đầu tiên vận dụng marketing và có được thành công lớn nhất dù chưa thực sự hiểu rõ Marketing là gì lại lại chính là Hitler và Đức Quốc Xã:
“Nếu lời nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời nói dối đó”.
Dẫn chứng trên không phải để chỉ ra Marketing là công cụ cho những mục đích xấu. Mà chỉ để khẳng định rằng, khi bạn hoặc một tập thể muốn mang đến giá trị nào đó cho cá nhân, xã hội để từ đó nhận lại lợi ích, tìm đến quyền năng của Marketing là một trong những việc cần làm. Dẫu cho trước đó bạn chưa thực sự hiểu Marketing là gì hoặc còn mắc những lầm tưởng dưới đây.
Để tìm hiểu sâu hơn về Lịch sử marketing, bạn có thể truy cập bài viết : “Lịch sử Marketing và những điều có thể bạn chưa biết“
Những lầm tưởng về Marketing
Có trong tay khả năng thần thánh, nhưng không nhiều người thực sự hiểu đúng về Marketing là gì và làm gì, Marketing bao gồm những gì? Điều này vô hình chung dẫn đến một số ngộ nhận lầm tưởng.
Lầm tưởng Marketing là quảng cáo, tiếp thị, PR,…
PR, quảng cáo, tiếp thị chỉ là một phần trong Marketing. Không thể lấy những phần nhỏ ấy làm đại diện để trả lời cho câu hỏi Marketing là gì. Bởi như thế, ta giống như đang xem voi qua cái tai vậy, cực kỳ phiến diện.
Các vị trí khác nhau tham gia vào Marketing sẽ có tư duy khác nhau, có câu trả lời khác nhau cho thắc mắc Marketing là gì. Với người làm Sale, hoạt động Marketing là các chiến lược giảm giá, khuyến mãi, trò chơi,.. giúp tăng doanh số, thu lợi nhuận. Trong khi đó, người làm Branding sẽ có tư duy thiên về phát triển hình ảnh thương hiệu thay vì số tiền thu về.

Marketing là gì trong các lối tư duy ấy? Không là bất cứ tư duy riêng lẻ nào cả mà là sự thống nhất và làm hài hòa. Marketing là sử dụng tổng hợp quảng cáo, tiếp thị, PR, giảm giá, khuyến mãi,… để làm hài lòng khách hàng từ đó thu lại lợi nhuận.
Lầm tưởng Marketing không cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ
Thực tế hiện nay phần lớn các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không có phòng Marketing chính thức. Họa chăng, phòng kinh doanh (sales) của họ kiêm nghiệm luôn các kế hoạch Marketing cho công ty. Thêm vào đó, quan niệm Marketing chỉ nên có ở các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ không có nhiều chi phí không thể tham gia vào trận chiến cạnh tranh cũng đã ăn sâu vào tiềm thức.

Ngộ nhận này vô cùng sai lầm và nguy hiểm. Bởi Marketing sẽ giúp thương hiệu định vị được mục tiêu hoạt động là mang lại cái gì, bán cho ai, bằng hình thức như thế nào. Nếu không có tư duy làm Marketing, những vấn đề trên sẽ được xác định ra sao? Đã từng thời do không hiểu marketing là gì, cũng chưa biết đến các nguyên lý Marketing hiện đại, con người ta đã gặp sai lầm trong việc bán hàng. Họ bán những cái mình muốn, trong khi không hiểu được thị trường muốn những cái khách hàng cần.
Doanh nghiệp coi nhẹ không rõ Marketing là gì sẽ gặp vấn đề trước mắt là sản phẩm chưa chắc sẽ được lòng người tiêu dùng. Về lâu dài, thương hiệu danh tiếng của doanh nghiệp cũng khó để xây dựng. Bàn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết Hiểu đúng vai trò của Marketing để có cái nhìn sâu sắc hơn.
Lầm tưởng chỉ cần giỏi Facebook, SEO, Google Adwords,..
Thời đại công nghệ số khiến cho nhiều người đưa ra nhận định rằng Marketing là gì nếu không là những hoạt động dựa trên các nền tảng số như Facebook, Google,… Tuy nhiên, làm Marketing bằng cách chú trọng các công cụ quảng cáo số không phải là tất cả để tăng doanh thu.

Marketing là gì? Là hệ thống tư duy, chiến lược hoạt động. Chỉ cần có tư duy, công ty sẽ biết làm gì để thích ứng với thị trường. Giả dụ một ngày Facebook rời khỏi đỉnh vinh quang, người có tư duy Marketing sẽ dễ dàng thích nghi và tìm được cách làm quảng cáo mới. Trong khi đó, những người chỉ biết chạy Ads trên Facebook sẽ gặp khó khăn khi tìm một công cụ mới để thực hiện các chiến dịch Marketing của mình.
Mục tiêu và chức năng của Marketing
Vậy nếu không là các lầm tưởng trên thì Marketing là gì? Đi vào tìm hiểu mục tiêu và chức năng của lĩnh vực này, ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về Marketing và những giá trị Marketing mang lại cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của Marketing
Mục tiêu thứ nhất của Marketing là thỏa mãn được khách hàng. Khách hàng muốn một sản phẩm có giá ưu đãi, chất lượng tốt, vẻ ngoài bắt mắt. Marketing sẽ giúp phơi bày những đặc điểm đó của sản phẩm, khiến khách hàng hài lòng. Khi này, công ty sẽ có được những lợi ích mà lòng trung thành của khách hàng mang lại.

Mục tiêu thứ hai của Marketing hướng đến chiến thắng trong cạnh tranh. Công ty nào sớm giải quyết được câu hỏi marketing là gì và có những chiến lược khôn ngoan, công ty ấy sẽ vượt qua đối thủ.

Ở đây, Marketing không chỉ để gây ấn tượng với khách hàng mà còn để cạnh tranh với các thương hiệu cung cấp loại dịch vụ tương tự. Mục đích chính là khiến khách hàng biết được sản phẩm của công ty có gì vượt trội hơn đối thủ. Ta có thể thấy rõ hơn ở ví dụ về sự cạnh tranh giữa Milo và Ovaltine.

Thứ ba, mục tiêu quan trọng của Marketing là tạo ra lợi nhuận lâu dài. Điều này hiển nhiên như cách Sony tung ra máy cassette “Walkman”, Nintendo thiết kế trò chơi video kinh điển của thời đại, Mazda xuất xưởng dòng thể thao RX-7. Các sản phẩm trên khi vừa ra thị trường đã nhận được sự yêu thích đặc biệt, tới ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị. Lợi nhuận lâu dài này một phần lớn đến từ thương hiệu đã làm tốt khâu marketing chuẩn bị. Marketing là gì nếu không giúp công ty tăng doanh số?
Chức năng của marketing
Ví dụ trên về sự thành công của một loạt cái tên như Sony, Mazda cũng phần nào chứng minh chức năng cơ bản của Marketing là gì. Làm Marketing tốt, có thể rút ra những dự báo về thị trường, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
* Phân tích, dự báo thị trường: chức năng này giúp công ty có thể tập hợp các thông tin để quyết định phương hướng phát triển, chiến dịch Marketing.
* Mở rộng phạm vi kinh doanh: Marketing thành công có thể lôi kéo được những khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp sản phẩm đến tay những người dùng mới, khai phá thị trường.
* Phân tích xu hướng tiêu dùng: xem xét và đánh giá người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu chi phí từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

* Hoạch định sản phẩm: Marketing giúp định vị thương hiệu, hoạch định sản phẩm theo khuôn mẫu thống nhất mà công ty hướng tới. Trong chức năng này, những thay đổi cộp mác Marketing là gì? Là thay đổi nhãn hiệu, bao bì, sáng tạo các dòng sản phẩm hoặc thậm chí là khai tử một cái tên nào đó.
* Hoạch định phân phối: Marketing còn đảm nhiệm chức năng xây dựng mối liên hệ với bên trung gian phân phối sản phẩm.
* Hoạch định xúc tiến: Đây là chức năng quảng bá, truyền thông của Marketing, giúp thông tin đến khách hàng những thông điệp, giá trị của sản phẩm.
Có thể nói, Marketing với những chức năng trên là chìa khóa cho sự thành công của thương hiệu. Nếu vẫn còn nghi ngờ, tham khảo ngay A marketing strategy đã thay đổi các thương hiệu như thế nào , bạn sẽ thấy những đóng góp to lớn của Marketing vào sự thành công của những thương hiệu danh tiếng.
Nguyên tắc của Marketing
Marketing có nhiều nguyên tắc. Tuy nhiên chỉ có 6 nguyên tắc căn bản nhất. những cái tên làm nên linh hồn của Marketing là gì? Đầu tiên, hãy tìm hiểu về một trong các nguyên tắc chủ đạo của Marketing: Nguyên tắc chọn lọc.
Nguyên tắc chọn lọc
Không một công ty nào có đủ nguồn lực để có thể không ngừng rót vốn cho hoạt động quảng bá. Chọn lọc ở đây chính là chọn lọc cả đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng. Trong phân khúc giá nhất định, công ty cần tìm ra khách hàng tiềm năng và có biện pháp Marketing đúng đắn thì chi phí bỏ ra mới không uổng phí.
Realme được tách ra từ thương hiệu lớn Oppo để phát triển theo phân khúc giá rẻ trong khi đó Oppo tiếp tục hướng tới thị trường cao cấp. Và sự thành công những năm qua đã chứng minh việc tách ra thành các thương hiệu phụ theo phân khúc như trên đem lại nhiều lợi ích hơn khi một thương hiệu hướng đến quá nhiều tiêu chí.
Nguyên tắc tập trung
Song hành với nguyên tắc chọn lọc là yếu tố tập trung. Một trong những ví dụ về kết quả khi không tuân theo nguyên tắc này chính là tập đoàn Vinamilk và tham vọng của mình.
Vinamilk đã quá thành công với mảng sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhưng với định hướng trở thành tập đoàn cung cấp đa dạng các sản phẩm, hãng đã cho ra mắt các dòng cà phê như True Coffee, cà phê hòa tan Moment. Đặc biệt gần đây, Vinamilk còn chào sân bằng chuỗi cửa hàng Hi-Cafe ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đến ngày nay, chẳng mấy ai nhớ tới những cái tên trên. Vinamilk vẫn đang loay hoay trong việc vừa tập trung phát triển thế mạnh vốn có, vừa ôm tham vọng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn hơn.
Nguyên tắc giá trị
Nguyên tắc giá trị trong Marketing là gì? Là công ty cần biết cách làm thỏa mãn khách hàng bằng việc khiến họ hài lòng về chất lượng và giá cả tương xứng của sản phẩm. Mục tiêu ở đây là khiến người tiêu dùng cảm nhận giá trị mà sản phẩm cung cấp cao hơn đối thủ cạnh tranh.
Tại sao có vô vàn các tín đồ chịu bỏ ra tới 999$ cho sản phẩm nhà Apple, dẫu cho có không ít phàn nàn về giá bán quá cao so với thị trường? Đáp án nằm ở phần cứng tốt, vẻ ngoài thu hút, hệ điều hành độc quyền. Những giá trị riêng biệt mà nhà táo khuyết đem lại là không thể tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm Android nào.
Nguyên tắc khác biệt (hay dị biệt)
Sự thành công của Apple cũng là một ví dụ về sự khác biệt khi đế chế của Steve Jobs luôn đi đầu trong việc cải cách các sản phẩm điện tử. Cũng có rất nhiều công ty đã thành công vang dội nhờ vận dụng tốt nguyên tắc quan trọng này.

Khác với những chiến lược marketing của các hãng cà phê thông thường, tập trung vào khía cạnh hương vị, chất lượng của đồ uống, Trung Nguyên Legend đã tạo ra chiến lược marketing khác biệt. Đế chế của Đặng Lên Nguyên Vũ đang dần vươn ra thế giới với slogan “Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời” cùng tập sách lược tâm “Khác biệt, Đặc biệt, Duy nhất”. Có thể nói, “Khác biệt, Đặc biệt, Duy nhất” cũng là những mỹ từ miêu tả chính xác sức hút của Trung Nguyên.
Nguyên tắc phối hợp
Marketing là gì nếu chỉ là một phòng ban độc lập không liên kết, không phối hợp? Để tạo ra những chiến dịch thành công, thông điệp xuất sắc, Marketing cần được phối hợp với không chỉ các phòng ban của công ty mà còn là các đối tác bên ngoài.
Nguyên tắc quá trình
Phải xác định, Marketing là cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ dừng lại ở việc tổ chức một chiến dịch, một sự kiện trong thời gian ngắn. Bởi thứ nhất, thị trường luôn biến động không ngừng. Giống như đáp án cho câu hỏi marketing là gì được bổ sung qua từng thế kỷ, giá trị công ty hướng đến thời điểm này không phải sẽ tiếp tục phù hợp với khách hàng vào thời điểm kế tiếp.

Thêm vào đó, không thể một sớm một chiều đã có thể có được vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu cà phê nổi tiếng Redcup của ông lớn Nestle gặp khó khăn khi tiến vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên khi tái định vị Recup, cho ra đời cái tên mới “Cà-phê Việt” cùng slogan “Bạn đã đủ mạnh để thử?”, sản phẩm dần tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng. Rõ ràng, cần qua cả một quá trình thất bại – thay đổi chiến lược, Marketing mới có thể đem lại kết quả.
Marketing Mix – Hỗn hợp Marketing là gì?
Ta đã biết Marketing là cả một quá trình. Vậy quá trình ấy cần trải qua các giai đoạn nào, có hay không một công thức chung cho mô hình Marketing? Câu trả lời là có. Tổ hợp Marketing điển hình dựa trên mô hình 4P.
Bốn chữ P trong mô hình này lần lượt là Product (Sản phẩm), Price (Giá thành), Place (Địa điểm), Promotion (Xúc tiến). Mô hình này đã trở thành kinh điển, bạn có thể tham khảo sâu hơn đẻ biết mô hình 4P trong Marketing là gì tại đây.
Trong quá trình phát triển, mô hình 4P được mở rộng thành 7P. Việc nâng cấp này không có nghĩa rằng mô hình 4P không còn giữ được giá trị cốt lõi. Lý do nằm ở 7P thể hiện rõ những ưu điểm ra khi áp dụng vào một số ngành như dịch vụ. Ngoài tuân theo bốn yếu tố sản phẩm, giá cả, địa điểm và xúc tiến quảng bá, 7P còn có sự góp mặt của People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng hỗ trợ).

Tuy vậy, quy trình trên cần được linh hoạt thay đổi theo những nhân tố ảnh hưởng. Một số yếu tố tác động có thể kể đến như vị trí hiện tại của doanh nghiệp, tính chất sản phẩm,…
Ví dụ như với chữ P giá cả trong mô hình Marketing mix. Ta thường có suy nghĩ đơn giản là giảm giá để kích thích lượng sản phẩm bán ra. Tuy nhiên, những thương hiệu trong phân khúc cao cấp như Chanel, Dior luôn đứng ngoài cuộc đua giảm giá kịch sàn. Và đây là lựa chọn không hề sai lầm của những cây đại thụ trong ngành thời trang.
Xu hướng những năm tiếp theo của Marketing là gì?
Chỉ trong năm đầu tiên của thập kỷ, thị trường đã chứng kiến những biến động bất thường. Do vậy, không có lý do gì khiến Marketing dậm chân tại chỗ. Sau khi đã thấu suốt Marketing là gì cùng những vấn đề liên quan hãy tham khảo ngay xu hướng được dự báo sẽ thống trị những năm tiếp theo của lĩnh vực này.
Bạn muốn nắm bắt xu hướng Marketing?, chúng tôi có một bài viết chi tiết về vấn đề này ” CÁCH NẮM BẮT XU HƯỚNG MARKETING TRONG THỜI ĐẠI NHIỀU BIẾN ĐỘNG“
Chú trọng việc xác định phân khúc khách hàng
Đây không hẳn là một vấn đề mới. Tuy nhiên giống như việc không có nhận thức rõ ràng về câu hỏi Marketing là gì, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm tốt bước xác định phân khúc khách hàng.
Hiện nay việc xác định phân khúc khách hàng không chỉ được thực hiện qua những thủ thuật thủ công thông thường như khảo sát, thống kê, làm chiến dịch phân tích thị trường. Sử dụng Google hay Facebook, áp dụng những thành tựu của trí thông minh nhân tạo, việc xác định phân khúc khách hàng đã có những bước cải tiến mới.
Đưa khách hàng trở thành người sáng tạo nội dung Marketing
Từ lâu, truyền miệng đã được coi là một phương thức Marketing hiệu quả. Có lẽ phương thức này còn được sử dụng rộng rãi trước cả khi con người đưa ra được các định nghĩa học thuật cho câu hỏi marketing là gì.
Ta hoàn toàn có thể hiểu được những quảng cáo hoa mỹ mà công ty rót tiền vào đầu tư chưa chắc thuyết phục được khách hàng bằng một dòng bình luận đánh giá sản phẩm chân thật. Bởi khách hàng đâu cần biết marketing là gì. Họ chỉ quan tâm bản thân có thực sự hưởng lợi từ sản phẩm hay không mà thôi.
Và với những thành tựu của thời đại số, hình thức Marketing này còn đóng vai trò làm cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng. Việc khuyến khích khách hàng chia sẻ sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội lôi cuốn được một lượng lớn người quan tâm mà không tốn quá nhiều chi phí.
Nhà sách Nhã Nam là một ví dụ cho chiến thuật Marketing dựa vào những nội dung mà khách hàng chia sẻ. Vào đợt phát hành sách “Giết chỉ huy đội kỵ sĩ” của tác giả nổi tiếng Nhật Bản Haruki Murakami, nhà sách đã tổ chức một cuộc thi thiết kế bìa sách khá thành công.

Cuộc thi đã thu hút hàng trăm bài thi chất lượng cùng hàng chục nghìn lượt tương tác. Không cần làm chiến dịch Marketing rầm rộ cho cuốn sách sắp được ra mắt, Nhã Nam đã thu hút được hàng ngàn fan của cho “Giết chỉ huy đội kỵ sĩ” chỉ với một cuộc thi vẽ bìa.
Digital Marketing lên ngôi
Con người bắt đầu dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, tìm kiếm thông tin trên đó thay vì các thói quen mua sắm, tra cứu truyền thống. Do đó, Marketing trên mạng xã hội đem đến những lợi ích vượt trội. Khả năng tiếp cận sẽ cao hơn bởi mạng xã hội là không giới hạn. Tính lan truyền trở nên mạnh mẽ bởi không gì nhanh hơn một like, share, follow, subscribe,..

Do vậy, nếu phải kể ra các xu hướng sẽ ảnh hưởng và thay đổi Marketing, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới Digital Marketing. Để có câu trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi Digital Marketing là gì bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Content, vị vua không ngai của Marketing
“Content hay nói thay nước bọt”. Và trong tương lai, “Content is king” vẫn là một khẳng định khó có thể phản bác. Tuy nhiên, để ngồi vững ngôi vị luôn cần có sự đánh đổi.
Khách hàng thời điểm hiện tại đã khác với khách hàng mười năm trước trong vấn đề tiếp nhận thông tin. Và chắc hẳn những thông tin mà người tiêu dùng mười năm sau thấy thích thú cũng khác biệt hoàn toàn với thị hiếu của người tiêu dùng hiện tại.
Do đó, content cũng như bất cứ lĩnh vực nào của Marketing, cần nhạy bén thay đổi. Tuy nhiên có một điều bất biến chính là cái “chất” của content. Content Marketing là gì nếu chỉ là các bài viết giật gân câu like? Thực sự, những nội dung sáng tạo và trung thành với sự thật mới có thể sống mãi với thời gian.
Theo một số thống kê, 48% thất bại của các doanh nghiệp có nguyên nhân từ sự ì trệ hoặc thiếu hiểu biết, thiếu hiệu quả về lĩnh vực Marketing. Và với bài viết trả lời câu hỏi Marketing là gì cùng các vấn đề có liên quan, hẳn rằng bạn sẽ tự tin mình nằm trong 52% người thành công còn lại. Bởi, với hiểu biết Marketing là gì, biết cách dùng Marketing để cạnh tranh, bạn đã nắm được cốt lõi của sự thành công.