Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Một chiến lược marketing xuất sắc là điều quan trọng làm nên thành công và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu mong muốn. Tuy nhiên để tạo nên những chiến dịch tiếp thị hiệu quả, khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của mình thì doanh nghiệp cần hiểu rõ về marketing căn bản và những yếu tố cốt lõi của chúng.

Tìm hiểu về marketing căn bản
Trong nền kinh tế hiện đại, marketing căn bản đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa khách hàng và doanh nghiệp, đòi hỏi sự linh hoạt, năng động và bắt kịp thời đại. Để thành công, doanh nghiệp không chỉ tìm cách bán hết những gì mình sẵn có, mà điều quan trọng là phải tập trung khai thác thị trường, cung cấp những thứ khách hàng cần nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
Trước đây, nếu muốn cạnh tranh giữa nhiều đối thủ, marketing chỉ vận dụng nghệ thuật và sự khéo léo sao cho doanh nghiệp vượt trội hơn. Nhưng ngày nay, chúng cần phải được thực hiện một cách khoa học và có chiến lược rõ ràng, phải được dựng lên từ sự hoạch định, phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó đưa ra những giải pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường theo một quy trình chuyên nghiệp.
Nhìn chung, marketing căn bản là một quá trình quản lý quan trọng, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chúng dựa trên nhiều yếu tố cốt lõi không thể thiếu dưới đây.

Những yếu tố cốt lõi của marketing căn bản
Để áp dụng marketing căn bản, doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố cốt lõi của chúng.
Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu
Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu là yếu tố đầu tiên giúp định hình tư duy marketing, lấy khách hàng làm trọng tâm. Bạn nên tránh lẫn lộn và phân biệt rõ ba khái niệm này.
Nhu cầu là khi người tiêu dùng muốn đáp ứng những thứ mà họ đang bị thiếu thốn. Còn mong muốn là sự ao ước muốn có những thứ cụ thể để thỏa mãn bản thân.
Nhu cầu thể hiện cho những thứ thiết thực mà con người đang thật sự thiếu hụt. Còn mong muốn bao hàm cả những thứ không cần thiết, nhưng lại là điều mà người tiêu dùng mơ tới. Ví dụ: Một người bình thường sẽ có nhu cầu về ăn uống, quần áo, chỗ ở sinh hoạt, phương tiện đi lại; đồng thời mong muốn được hưởng nhiều tiện ích giải trí, có quần áo hàng hiệu, xe hơi hạng sang… Thông thường nhu cầu của con người sẽ ít hơn mong muốn.
Yêu cầu là khi người tiêu dùng ưa chuộng hoặc muốn có một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, đồng thời sẵn sàng muốn mua/sử dụng chúng. Mong muốn và yêu cầu chỉ cách nhau bởi một lằn ranh của sức mua. Khi có sức mua hỗ trợ thì mong muốn của họ sẽ trở thành yêu cầu. Yêu cầu của người tiêu dùng là yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm để xác định lượng khách hàng tiềm năng, đồng thời định hình sức tiêu thụ cho sản phẩm của mình.
Nhìn chung, nhu cầu, mong muốn và yêu cầu là yếu tố cốt lõi đầu tiên của marketing căn bản, là động lực của tất cả các quyết định và hoạt động trong chiến lược tiếp thị. Nếu một chiến lược marketing không vượt qua thử nghiệm nghiên cứu người tiêu dùng thì nó sẽ không còn được tiếp tục nữa.

Sản phẩm
Yếu tố cốt lõi tiếp theo của marketing căn bản chính là sản phẩm – là bất cứ thứ gì vô hình hoặc hữu hình (hàng hóa hoặc dịch vụ) đều có thể đem ra trao đổi để khách hàng nhận được lợi ích, còn doanh nghiệp thì thu về lợi nhuận.
Mọi sản phẩm của doanh nghiệp đều tuân theo một chu kỳ, bắt đầu từ khi ra mắt, cho đến lúc phân phối trên thị trường, và cuối cùng là giai đoạn doanh số bán hàng giảm. Chính vì vậy các marketer chuyên nghiệp phải nghiên cứu cẩn thận về độ dài vòng đời của sản phẩm, nhìn sản phẩm dưới góc nhìn của khách hàng. Quan trọng hơn là cần chú ý giải quyết những thách thức phát sinh, tập trung vào bán những giá trị, lợi ích mà sản phẩm mang lại, chứ không phải chỉ mô tả, làm bật lên tính chất vật lý của chúng.

Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn
Đây là yếu tố cốt lõi khác của marketing căn bản, tác động đến quyết định của người tiêu dùng khi lựa chọn nhiều sản phẩm đều có khả năng thỏa mãn nhu cầu của mình.
Giá trị là sự đánh giá của người tiêu dùng về mức độ mà sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân. Chi phí là toàn bộ các khoản chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có sản phẩm (thời gian, công sức, tinh thần để tìm kiếm, lựa chọn, cân nhắc và quyết định bỏ tiền mua). Đây là hai yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau, khi phải bỏ ra chi phí, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm mang lại giá trị lớn nhất cho họ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, đánh giá đúng lựa chọn của khách hàng để tiêu thụ được sản phẩm.
Lấy ví dụ về giá trị và chi phí, một người hàng ngày phải đi làm xa và cần có phương tiện đi lại. Có rất nhiều sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu này của họ gồm: xe đạp, xe máy, xe bus, taxi, ô tô. Tuy nhiên giá trị và chi phí của từng sản phẩm lại khác nhau. Chẳng hạn nếu chọn xe đạp thì sẽ tiết kiệm tối đa chi phí nhưng lại cực kỳ tốn sức và di chuyển chậm, trong khi đó ô tô là phương tiện cực nhanh chóng nhưng giá cả lại cao và phát sinh nhiều chi phí như tiền bảo dưỡng, xăng xe.
Giữa nhiều lựa chọn sản phẩm có giá trị và chi phí khác nhau, lúc này sự thỏa mãn sẽ là yếu tố giúp người mua đưa ra quyết định. Tùy vào nhu cầu của từng người, họ sẽ xếp hạng sự thỏa mãn mà các sản phẩm mang lại theo thứ tự từ thấp đến cao, và chọn sản phẩm mà họ cho là đáp ứng nhu cầu hiệu quả nhất và khiến họ hài lòng nhất.
Thực tế, sự thỏa mãn của khách hàng được tạo nên từ những kỳ vọng của họ. Nếu trong một chiến dịch marketing, doanh nghiệp nỗ lực và đưa ra những quyết định đúng đắn thì có thể tác động hoặc thay đổi kỳ vọng của khách hàng, hướng họ đến sản phẩm doanh nghiệp đang cung cấp.

Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ
Trao đổi là quá trình tiếp nhận một sản phẩm/dịch vụ mong muốn từ một bên bằng cách đổi lại cho bên đối phương một thứ có giá trị. Sự trao đổi giữa người có nhu cầu (là người cung cấp tiền bạc hoặc nguồn lực hay những thứ có giá trị) và bên cung cấp sản phẩm sẽ dẫn đến một giao dịch. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tạo điều kiện và tăng giao dịch bán hàng bằng cách thuyết phục người tiêu dùng tiềm năng và khách hàng hiện tại mua sản phẩm của họ.
Mọi quá trình trao đổi đều có xu hướng diễn ra sự thương lượng. Hai bên mua và bán đều cố gắng tối đa hóa lợi ích được nhận và giảm thiểu chi phí phải bỏ ra để thu về kết quả có lợi nhất.
Để bắt đầu và thực hiện một quá trình trao đổi, doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu hành vi người tiêu dùng, hiểu cách các khách hàng đưa ra quyết định mua hàng và những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định đó. Khi giải đáp được những câu hỏi này, doanh nghiệp mới lựa chọn được thị trường mục tiêu và xây dựng các đợt chào bán hiệu quả.
Ngoài ra, trong marketing căn bản, các nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các khách hàng lớn, các nhà phân phối, đại lý, nhà cung ứng… luôn được khuyến khích. Điều này sẽ giúp làm giảm chi phí, thời gian giao dịch và có thể tạo thành thông lệ thường xuyên, không cần phải mất công thương lượng. Một mạng lưới marketing quan hệ như vậy chính là tài sản quý của doanh nghiệp giúp họ tăng tối đa lợi ích trong các giao dịch mua bán.

Marketing căn bản và các yếu tố cốt lõi của chúng ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Khi marketing bám sát thị trường và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ càng gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Bởi vậy, việc xây dựng một chiến lượng marketing căn bản chuyên nghiệp là điều cần thiết và đóng vai trò then chốt góp phần quyết định thành công của doanh nghiệp.