Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Hiện nay, khởi nghiệp chăn nuôi đang là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người nông dân lựa chọn. Bởi nó đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, để thành công đòi hỏi người kinh doanh phải có sự đầu tư đúng đắn, cẩn thận. Dưới đây là một số sai lầm trong kinh doanh chăn nuôi cần tránh và cách khắc phục hiệu quả.

Làm chuồng trại
Để bắt đầu khởi nghiệp chăn nuôi bất kỳ con vật nào cũng vậy, điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm chính là nơi ở của chúng. Mỗi loài sẽ có những đặc tính sinh sống khác nhau. Vì vậy mà nơi ở, chuồng trại cũng có cấu tạo, thiết kế riêng biệt.
Sai lầm mà hầu hết người khởi nghiệp chăn nuôi mắc phải là làm chuồng trại không đúng và sử dụng quá nhiều chi phí. Đã có trường hợp sau khi xây xong đi vào hoạt động mới nhận ra lỗi sai và bắt đầu sửa chữa lại. Như vậy sẽ phải tốn thêm một khoản tiền và công sức cho việc này.
Để tránh sai lầm trên, bạn có thể đến trực tiếp và tham khảo các mô hình chăn nuôi thành công trước đó. Nếu có thời gian hay tham khảo từ 3 – 5 mô hình. Từ đó rút ra kinh nghiệm và tính toán kỹ lưỡng để làm chuồng sao cho phù hợp.
Tùy vào số lượng con vật mà bạn có thể xây diện tích rộng hay hẹp. Tuy nhiên, đừng quá quan trọng vào chuyện chuồng đẹp hay xấu, bởi yếu tố này không ảnh hưởng đến khởi nghiệp chăn nuôi. Chỉ cần xây dựng mô hình chuồng hợp lý và phù hợp với khả năng tài chính kinh tế của mình.

Lựa chọn con giống
Sai lầm tiếp theo thường gặp trong khởi nghiệp chăn nuôi là việc lựa chọn con giống không đảm bảo. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thành công trong chăn nuôi. Có rất nhiều người mới bắt đầu và không biết gì về vật nuôi mà mình dự định kinh doanh. Do đó, tình trạng chọn lựa con giống không đảm bảo chất lượng thường xuyên xảy ra.
Trên thị trường có nhiều địa chỉ cung cấp con giống. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng uy tín và đảm bảo chất lượng. Bởi có người vì lợi ích mà trộn lẫn nhiều con giống kém chất lượng vào chung. Vì vậy, để mua được giống tốt, đạt tiêu chuẩn bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đơn vị cung cấp. Chỉ nên mua giống ở những nơi uy tín, được nhiều người đánh giá cao.
Để chắc chắn hơn thì bạn nên đi tìm hiểu thêm về nguồn gốc, đặc điểm của vật nuôi. Hoặc nhờ đến sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm trong việc lựa chọn giống.
Con giống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy, bạn phải thật tỉnh táo, sáng suốt để lựa chọn giống tốt thì mới mang lại lợi nhuận cao.

Quy trình dinh dưỡng
Mỗi vật nuôi sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trên thực tế, rất nhiều trang trại chăn nuôi có quy trình dinh dưỡng không đúng ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Đây là lỗi thường xuyên mắc phải trong khởi nghiệp chăn nuôi mà bạn cần lưu ý.
Việc chăn nuôi đòi hỏi người kinh doanh phải cung cấp khẩu phần ăn không thừa, không thiếu, phù hợp với trạng thái sinh lý của vật nuôi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ phải cung cấp các chất cần thiết như nước, vitamin, chất khoáng, protein,… Hãy tạo ra một quy trình dinh dưỡng hợp lý để vật nuôi cho năng suất hiệu quả nhất.
Quy trình làm việc
Quy trình làm việc là yếu tố rất cần thiết và quan trọng mà bạn cũng cần phải hết sức chú ý. Hãy thiết lập một quy trình làm việc khoa học, giờ nào làm việc đó, không nên dàn trải công việc thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như giờ nào cho ăn, giờ nào dọn chuồng, giờ nào tiêm trọng,… Khi đã cân bằng được công việc cần làm trong một ngày thì bạn sẽ cảm thấy nhàn hơn và không bị áp lực.
Sử dụng đủ thuốc và vaccine trong chăn nuôi
Sử dụng đủ thuốc và vaccine trong chăn nuôi là phương pháp hiệu quả để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sai lầm không sử dụng thuốc khiến tình trạng vật nuôi mắc bệnh tăng cao. Cũng có trường hợp sử dụng đủ nhưng không nắm vững cách dùng cũng như cách bảo quản khiến thuốc không phát huy hết tác dụng.
Một số nguyên tắc mà người chăn nuôi cần nhớ khi sử dụng vaccine trong chăn nuôi:
- * Không sử dụng vaccine cho vật nuôi đang nhiễm bệnh hay có nguy cơ nhiễm bệnh.
- * Nên tiêm vaccine cho vật nuôi vào khoảng thời gian mát mẻ trong ngày, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc khi đang sử dụng.
- * Nên phòng bệnh cho vật nuôi từ 15 – 20 ngày trước khi vận chuyển đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập vật nuôi từ nơi khác về.
- * Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất.

Trên đây là một số lỗi thường gặp trong khởi nghiệp chăn nuôi cần tránh cũng như cách khắc phục mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích.