Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
A marketing strategy – chiến lược marketing có vai trò như thế nào trong việc định vị thương hiệu? Có lẽ bạn không biết, có tới 46% các nhãn hàng không thực hiện các hoạt động chiến lược marketing. Một nhãn hàng, thương hiệu thành công, kết quả phải nằm trong phần còn lại. Hãy cùng nhìn xem chiến lược marketing tốt đã đem lại những gì cho các cái tên đình đám sau.

Spotify, thương hiệu đến từ Thụy Điển trở thành công ty toàn cầu
Có rất nhiều dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Làm sao để một thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” này cạnh tranh được với các nền tảng nghe nhạc khác? Nhất là khi ra đời, có nhiều lời đồn đoán các ông lớn như Apple, Google và cả Amazon sẽ thiết kế một dịch vụ phát nhạc riêng.
Vào năm 2013, Spotify đã tung ra a marketing strategy đầu tiên của mình. Chiến lược quảng bá của thương hiệu hướng đến làm nổi bật sức mạnh cảm xúc sâu rộng mà âm nhạc mang đến.
“Bởi vì âm nhạc không thể dừng lại, không thể bị kìm hãm. ” , “Bởi vì âm nhạc đáng để chiến đấu. Tại sao? Vì đó là âm nhạc ”. Những khẩu hiệu được sử dụng trong chiến dịch trên đã khơi gợi tình yêu âm nhạc trong người dùng. Hashtag #thatsongwhen nhanh chóng phủ sóng, đánh dấu chiến lược marketing thành công đầu tiên của thương hiệu.

Một điểm sáng trong chiến lược marketing của Spotify nằm ở cách thương hiệu tạo cảm giác có một không hai cho khách hàng. Trong thời gian mới thành lập, Spotify đã rất biết cách tạo tiếng vang trong giới bởi cách làm chẳng giống ai.
Thương hiệu yêu cầu người dùng mới cung cấp email. Việc này sẽ không có gì quá ngạc nhiên nếu dùng mail để tạo tài khoản. Nhưng công ty đã sử dụng mail đó để “mời” khách hàng sử dụng dịch vụ.
Chiến lược này đánh vào tâm lý yêu thích sự khan hiếm, độc quyền của khách hàng. Người dùng sẽ cảm thấy mình là một phần của một câu lạc bộ độc quyền. 75 triệu thành viên tính của Spotify tính đến thời điểm này chính là một ví dụ cho sự thành công của một chiến lược marketing bài bản.
Nike, chiến lược marketing đã trở thành kinh điển
Có rất ít thương hiệu có được độ phủ sóng, vị trí trong lòng người tiêu dùng như Nike. Và cũng có không nhiều cái tên có khẩu hiệu truyền cảm hứng như “Just do it”. Có thể nói, chiến lược marketing tập trung vào việc tạo cảm xúc cho khách hàng đã góp phần quan trọng trong thành công của hãng.
Một thương hiệu chiếm tới 48% thị trường giày thể thao ở Hoa Kỳ sẽ có a marketing strategy như thế nào? Tập trung vào sản phẩm ư? Không hề, thực tế Nike khá hiếm đề cập trực tiếp đến sản phẩm của họ.
Nike truyền tải những câu chuyện đến người dùng. Những câu chuyện đầy cảm hứng, lan tỏa năng lượng tích cực. Mỗi quảng cáo đều được trau chuốt cẩn thận. Nhưng ngạc nhiên thay, quảng cáo không nhằm để đem đến những thông tin mới nhất về giày. Mà thay vì đó lại nhằm mục đích gợi lên những cảm giác và nhu cầu cụ thể ở người tiêu dùng mà chỉ có thể hài lòng với các sản phẩm của Nike.

Các chiến lược marketing của Nike luôn tuân theo nguyên tắc chung: Nike đang bán nhiều hơn một sản phẩm, Nike đang bán khát vọng. Just do it – thông điệp đầy ấn tượng của thương hiệu cùng với chiến lược marketing sáng tạo đã giúp Nike vụt sáng, và tỏa sáng hàng thập kỷ qua.
Tesla, hãng xe chuyển mình với a marketing strategy thành công
Làm thế nào để một thương hiệu liên tục không đạt được các mục tiêu sản xuất lại có vốn hóa thị trường gần 60 tỷ đô? Chiến lược hoạt động của hãng nói chung và chiến lược Marketing nói riêng đều xoay quanh một vấn đề chính: Tesla không chỉ bán một sản phẩm tốt; Tesla bán một tầm nhìn.
Hãng rất biết khai thác sức hấp dẫn riêng biệt của mình: xe điện. Qua chiến lược a marketing strategy, Tesla khiến khách hàng tin rằng sở hữu một chiếc xe của hãng là đang bước dần vào kỷ nguyên phát triển mới, giai đoạn tiến hóa tiếp theo của loài người.
Chiến lược thương hiệu của công ty chủ yếu dựa vào việc mang lại trải nghiệm cao cấp cho khách hàng. Sau đó, khiến chính khách hàng trở thành “marketer” cho thương hiệu. Để đạt được điều này, khách hàng phải cực kỳ hài lòng với sản phẩm mà công ty mang lại.
Không hài lòng sao được khi chính ông chủ Elon Musk thường xuyên trả lời các tweet của khách hàng về xe. Tesla cũng rất biết cách lắng nghe và sửa đổi sản phẩm theo những gì trao đổi với khách hàng. Có thể nó, đây là một thương hiệu có cách chăm sóc khách hàng linh hoạt và cực hiệu quả.

Có thể nói, chiến lược a marketing strategy của Tesla đi ngược lại xu hướng phát triển quảng cáo trên TV. Thực tế cũng cho thấy, Tesla bỏ rất ít chi phí cho việc thuê các dịch vụ quảng cáo. Theo số liệu năm 2015, các đối thủ như Audi bỏ ra 195 triệu USD và BMW là 196.5 triệu USD cho việc quảng cáo. Trong khi đó, số tiền mà Tesla nướng vào lĩnh vực này chỉ là 58,3 triệu USD.
Còn rất nhiều những cái tên đình đám khác đã lộn ngược dòng nhờ một phần không nhỏ của chiến lược a marketing strategy phù hợp. Bạn ấn tượng với chiến lược nào nhất? Bạn có biết thêm những cái tên đình đám với chiến lược thành công rực rỡ khác? Hãy để lại comment và cùng nhau bàn luận về vấn đề cực thú vị này!