Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Warning: Undefined array key "jnews-120x86" in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/Image.php on line 93
Warning: Trying to access array offset on value of type null in /home/startup3/public_html/wp-content/themes/jnews/class/Image/ImageLazyLoad.php on line 100
Một trợ thủ đắc lực là 7p marketing việc xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Mô hình của chiến lược này được chia làm 3 cấp độ, đây là mô hình được đánh giá trong top 3 mô hình marketing dựa theo số liệu thống kê từ Smart Insights. Hãy cùng tìm hiểu khái quát mô hình này và cách áp dụng nó cho các doanh nghiệp.

Khái quát mô hình 7p marketing
Mô hình 7p marketing là một lý thuyết có xu hướng nâng cao vị thế của marketing đối với doanh nghiệp, cụ thể là trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức. Mô hình này tổng cộng gồm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing
Đây là nhóm các giải pháp gồm Sản phẩm (từ ý tưởng cho đến khi sản xuất ra sản phẩm), Giá (từ chi phí sản xuất cho đến chiết khấu và giá tiêu dùng), Phân phối tiêu dùng và cuối cùng là Quảng bá thương hiệu (thương hiệu trong đó bao gồm cả sản phẩm chứ không phải chỉ quảng bá sản phẩm riêng).

Trong đó những điểm chính của từng yếu tố được nâng cấp và tóm gọn lại như sau:
– Sản phẩm (Product): Theo như khái niệm marketing về định nghĩa của sản phẩm thì sản phẩm chính là tập hợp của các lợi ích. Định nghĩa này áp dụng cho hầu hết các loại sản phẩm và bao quát chung cho tất cả các lĩnh vực, miễn là nó có sứ mệnh và mục đích là phục vụ cho con người.
– Giá bán (Price): Định nghĩa mở rộng của giá bán chính là “chuỗi chi phí” hoặc là “chuỗi giá trị”.
– Phân phối (Place): Khái niệm cơ bản là nơi chốn bán hàng giờ trở thành phân phối là cả một hệ thống hoặc mạng lưới bán hàng tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả. Mang sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất và ngược lại đưa người tiêu dùng đến với sản phẩm một cách tiện lợi nhất.
Quảng bá thương hiệu (Promotion): Quảng bá là hoạt động được hình thành bởi marketing chứ không phải quảng bá và marketing là một. Đây là điều mà giới truyền thông hay bỏ qua hoặc lẫn với nhau gây nên thiếu sót phổ biến.
Cấp độ 2: 2 yếu tố nhóm giải pháp thể hiện tinh thần
Ở cấp độ 2 của chiến lược 7p marketing này chúng ta quan tâm nhiều hơn đến 2 yếu tố tinh thần cơ bản của quản trị là Con người và Hệ thống.
** Con người (People): Tuyến nhân sự ở mỗi doanh nghiệp đều phải được nhìn nhận, sắp xếp dưới góc độ Marketing. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tiếp thị định hướng con người.
** Quy trình (Process): Một doanh nghiệp phát triển luôn sử dụng những quy trình quản trị phổ biến để làm nền tảng hệ thống quản trị giúp thể chế hóa bộ máy của doanh nghiệp làm việc có hiệu quả. Giúp minh bạch, công khai rõ phạm vi trách nhiệm của từng cá nhân trong bộ máy đó.

Cấp độ 3: 1 yếu tố tư tưởng cơ bản
Ở cấp độ này nhấn mạnh đến vai trò của tư tưởng, văn hóa trong một tổ chức, cụ thể là một doanh nghiệp đang hoạt động. Giải pháp ở cấp độ này được thực hiện bởi sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hóa ứng xử trong cộng đồng, tư tưởng, giá trị của doanh nghiệp cũng cần đạt hiệu quả đến với từng cá nhân trực thuộc. Kể cả với cộng đồng bao gồm khách hàng, người tiêu dùng, đối tác,…
Cách áp dụng chiến lược 7p marketing cho doanh nghiệp
Các công ty sử dụng mô hình 7p marketing để đặt ra mục tiêu, đưa ra những phân tích SWOT và các phân tích về đối thủ. Đây là một bộ khung thiết thực cho việc đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp qua cách tiếp cận hợp lý. Hãy đưa ra câu hỏi và tự trả lời cho những câu hỏi sau:
-Products/Services (Sản phẩm/Dịch vụ): Muốn phát triển sản phẩm/ dịch vụ của mình cần phải làm thế nào?
-Prices (Giá bán): Muốn thay đổi mô hình giá cả cần phải làm thế nào?
-Places (Điểm bán): Muốn khách hàng tiềm năng có thể trải nghiệm, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình cần phải lựa chọn phân phối như thế nào? Ví dụ tại cửa hàng, hình thức online, qua điện thoại,…
-Promotion (Truyền thông): Muốn kết hợp với các kênh truyền thông trực tuyến cần phải làm như thế nào để thêm vào hoặc thay thế hẳn quảng cáo trước đây.
-Physical Evidence (Trải nghiệm thực tế): Muốn đảm bảo trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình thật hoàn hảo cần phải làm những gì? Ví dụ như đào tạo, huấn luyện nhân viên kỹ càng, thiết kế website đẹp và luôn nâng cấp đổi mới,….
-People (Con người): Để mắt tới nhân viên của mình, họ là ai và họ đã được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết, chuyên nghiệp hay chưa?
-Process (Quy trình): Muốn cải thiện quy trình sản xuất để tối ưu được lợi nhuận cao nhất cần phải làm những gì và làm như thế nào?

Khi trả lời được các câu hỏi trên vậy là bạn đang áp dụng chiến lược 7p marketing cho doanh nghiệp của chính mình. Đưa mô hình này vào áp dụng tại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, duy trì lâu dài hơn vì đã có được định hướng đúng đắn.